Giá USD hôm nay 19.4.2024: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.Đặt nhiều kỳ vọng vào ngày hội lớn của sinh viên cả nước
Là đơn vị social listening uy tín trên thị trường, bà có đánh giá như thế nào về xu hướng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) hiện tại, và tầm quan trọng của social listening trong việc triển khai các hoạt động CSR?
Nhiều phần quà ý nghĩa đến với học sinh tỉnh Bến Tre
Viện KSND Q.5 đã hoàn tất cáo trạng, truy tố thêm 2 bị can Cao Trường Sơn (56 tuổi), Nguyễn Đức Trịnh (51 tuổi) về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Bị can Sơn và Trịnh bị khởi tố, truy tố sau nhiều lần TAND Q.5, TAND TP.HCM kiến nghị, trả hồ sơ vì cho rằng bỏ lọt tội phạm.Cùng vụ án, trước đó, cơ quan tiến hành tố tụng Q.5 chỉ khởi tố, truy tố ông Nguyễn Văn Đạt (69 tuổi). Vì vậy, năm 2023, khi xét xử sơ thẩm lần 2 đối với ông Đạt, TAND Q.5 đã tuyên ông Đạt 1 năm 6 tháng tù treo, đồng thời kiến nghị, đề nghị Viện KSND Q.5, Viện KSND TP.HCM làm rõ, xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, tránh bỏ lọt tội phạm. Sau đó, Viện trưởng Viện KSND TP.HCM kháng nghị bản án này, cho rằng lỗi chính tai nạn giao thông là do ông Đạt, nhưng Cao Trường Sơn và Nguyễn Đức Trịnh có lỗi khi cả hai không chấp hành tín hiệu đèn, vượt đèn đỏ. "Dù Sơn có tỷ lệ thương tích 47%, Trịnh 79% nhưng cả hai đều có lỗi và là một phần nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông làm bà Lê Thị Bông chết, gây thương tích 40% cho Lê Tuấn Anh Khoa nên cần xử lý theo quy định pháp luật", kháng nghị nêu.Ngày 30.1.2024, TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm lần 2, chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND TP.HCM, kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn Đạt về việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, nhằm tránh bỏ lọt tội phạm. Năm 2021, TAND TP.HCM từng hủy án 1 lần vì xác định lỗi gây tai nạn giao thông là lỗi hỗn hợp của ông Đạt, Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh. Tuy nhiên, Viện KSND Q.5 và Công an Q.5 vẫn giữ nguyên quan điểm. Theo cáo trạng mới nhất tháng 1.2025, khoảng 6 giờ 5 phút ngày 5.3.2018, ông Đạt lái xe khách 29 chỗ đi trên đường Võ Văn Kiệt, hướng từ Cao Văn Lầu (Q.6) về đường Nguyễn Tri Phương (Q.5).Khi ông Đạt lái xe đến giao lộ Võ Văn Kiệt - Hải Thượng Lãn Ông, thì xe máy của Cao Trường Sơn đang lưu thông cùng chiều bên phải xe của ông Đạt chuyển hướng rẽ trái (dù đang đèn đỏ - PV) vào đường Hải Thượng Lãn Ông, ngay trước đầu xe do ông Đạt điều khiển.Cáo trạng phân tích, ông Đạt lái xe với tốc độ nhanh (khoảng 55,21 km/giờ - 58,46 km/giờ; trong khi tốc độ cho phép là 60 km/giờ), không làm chủ được tốc độ nên khi va chạm với xe của Cao Trường Sơn, ông đã bẻ tay lái sang bên trái hướng về đường Hải Thượng Lãn Ông, và tiếp tục va chạm vào xe máy do Nguyễn Đức Trịnh đang điều khiển chở phía sau 2 người, đang đi từ đường Hải Thượng Lãn Ông chuyển hướng rẽ trái, vượt đèn đỏ ra đường Võ Văn Kiệt.Vụ tai nạn làm 1 nạn nhân ngồi sau xe máy do ông Trịnh chở tử vong là bà Lê Thị Bông, ông Trịnh bị thương tật 79%, và ông Sơn bị thương tật 47%, Lê Tuấn Anh Khoa thương tật 40%.Theo cáo trạng, ông Đạt có lỗi khi chạy xe qua khu vực giao lộ nhưng không làm chủ tốc độ, thiếu chú ý quan sát, không đảm bảo an toàn, lưu thông không đúng phần đường gây tai nạn. Lỗi của hai bị can còn lại được xác định: ông Cao Trường Sơn khi đến giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt đã cho xe vượt đèn đỏ rẽ trái vào đường Hải Thượng Lãn Ông nên va chạm với xe ô tô do ông Đạt lái; còn ông Nguyễn Đức Trịnh khi đang đứng ở giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt, chờ tín hiệu để rẽ trái về đường Võ Văn Kiệt (hướng về Q.1), dù đèn tín hiệu đang đèn đỏ nhưng Trịnh vẫn cho xe máy rẽ trái, thì lúc này xe ô tô do ông Đạt lái lao đến va chạm vào xe của Trịnh đang chở 2 người.
Y Johnson Niê (hiện là sinh viên Trường ĐH Quốc tế Sài gòn) giành huy chương vàng ở hạng mục Men’s Physiques Novice (hạng mục cho những người tham gia thi đấu lần đầu, chưa có huy chương ở giải thể hình khác), góp phần khẳng định tài năng và sự nỗ lực không ngừng.Y Johnson Niê bắt đầu hành trình tập gym từ khi còn là học sinh bậc THPT. Lúc đó, chàng trai có vóc dáng nhỏ bé, thấp hơn so với bạn bè đồng trang lứa, dù đã tham gia nhiều môn thể thao. “Lúc đó mình chỉ nặng 60 kg”, Y Johnson Niê nói.Chính sự thiếu tự tin này đã thôi thúc Y Johnson Niê quyết tâm thay đổi hình thể. Nam sinh tập luyện theo những video hướng dẫn trên YouTube và được truyền cảm hứng từ những vận động viên thể hình nổi tiếng như: David Laid, Jeff Seid, Andrei Deiu...Mặc dù gặp nhiều khó khăn, có lúc cảm thấy mệt mỏi, nhưng Johnson vẫn kiên trì tập luyện hàng ngày. Chính những thay đổi về thể chất, sức khỏe và tinh thần đã giúp chàng trai duy trì đam mê với thể hình.Khi mới bắt đầu tập thể hình, Y Johnson Niê gặp không ít khó khăn, từ cơn đau nhức cơ bắp đến việc thiếu kỹ thuật trong các bài tập. Mới tập, cơ thể chàng trai chưa quen với cường độ luyện tập, khiến những cơn đau sau mỗi buổi tập trở thành thử thách lớn.Y Johnson Niê thường xuyên gặp phải vấn đề trong việc thực hiện đúng kỹ thuật, đặc biệt là với các bài tập như: squat và deadlift, dẫn đến nguy cơ chấn thương. Tuy nhiên, với sự kiên trì và quyết tâm, chàng trai đã không bỏ cuộc mà tìm cách học hỏi qua video, sách vở và từ những người có kinh nghiệm.Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng, Johnson dần cải thiện được kỹ thuật và sức bền, giúp tăng từ 60 kg lên 77 kg. Quá trình này không chỉ đòi hỏi chàng trai phải chăm chỉ luyện tập mà còn phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ cơ thể phát triển. Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, nhưng chính sự kiên trì và không bỏ cuộc đã giúp Y Johnson Niê đạt được kết quả đáng tự hào.Tại giải ICN Natural 2024, Johnson nói rằng chế độ ăn và tập luyện được thực hiện một cách khoa học và hợp lý. Chàng trai chọn các bài tập trên máy, sử dụng mức tạ vừa phải để tối ưu biên độ chuyển động và giảm thiểu chấn thương. Bên cạnh đó, Johnson duy trì chế độ cardio nhẹ nhàng 20 - 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ sức khỏe tim mạch.Về chế độ ăn, chàng trai ưu tiên các thực phẩm tươi và lành mạnh, hạn chế các món ăn chứa nhiều đường hay chiên xào. "Mình chỉ dùng một ít muối, dầu ôliu và tiêu bột để nêm nếm, giúp duy trì sự cân bằng trong chế độ dinh dưỡng", Y Johnson Niê nói.Kinh nghiệm thi đấu của Johnson chưa nhiều như các vận động viên khác, sau giải đấu thể hình nam sinh đã học được rất nhiều bài học quý báu. Một trong những điều quan trọng nhất mà Y Johnson Niê rút ra là luôn đặt ra mục tiêu rõ ràng, kiên định và không ngừng học hỏi từ những người đi trước.Nam sinh cũng chú trọng việc giữ mối quan hệ cởi mở với cộng đồng thể hình, qua đó tiếp nhận và bổ sung những kiến thức mới giúp hoàn thiện bản thân.Mặc dù đã giành được thành tích đáng tự hào tại giải ICN Natural 2024, Y Johnson Niê khẳng định sẽ không dừng lại. Nam sinh sẽ tiếp tục phát triển kinh nghiệm, nâng cao kiến thức và cải thiện thể hình để tham gia vào các giải thể hình lớn hơn.“Môi trường thi đấu cho các vận động viên natural (tự nhiên) sẽ ngày càng phát triển, mang đến nhiều cơ hội hơn cho các tài năng trẻ trong và ngoài nước”, Y Johnson Niê nói.Bên cạnh đó, với nền tảng học vấn về marketing, Y Johnson Niê tin rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho sự nghiệp thể hình. Y Johnson Niê hiểu rằng marketing là một kỹ năng quan trọng hỗ trợ cho con đường phát triển bản thân và các cơ hội trong tương lai.Huấn luyện viên thể hình Huỳnh Trung Trực (25 tuổi), làm việc tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM), nhận xét: “Mình thường hỗ trợ Y Johnson Niê trong việc lên kế hoạch dinh dưỡng. Mình thấy Y Johnson Niê là chàng trai nhiệt huyết, nghiêm túc và có kỹ thuật tập luyện tốt. Dù bận việc học nhưng vẫn giữ lịch tập đều đặn”.
KBC của Chủ tịch Đặng Thành Tâm bị phạt vì 'giấu' thông tin dùng vốn trái phiếu
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.